mic
  • RSS
  • Đăng nhập
Banner
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức - Thông báo
  • Văn bản - Công văn
  • Tài nguyên
  • Hỏi đáp
  • Tra cứu
  • Liên hệ
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ tổ chức
      • Ban Giám hiệu
      • Hội đồng trường
      • Công đoàn
      • Đoàn TNCS HCM
      • Tổ Hành chính- Văn phòng
      • Tổ Chuyên môn
      • Ban Thường trực PHHS
  • Tin tức - Thông báo
    • Tin tức từ Phòng
    • Thông báo từ Phòng
    • Hoạt động
      • Hoạt động chuyên môn
      • Hoạt động đoàn thể
      • Hoạt động ngoại khóa
    • Tin tức
    • Thông báo
    • Giáo án điện tử
    • Tin tức từ Sở
    • Thông báo từ Sở
  • Văn bản - Công văn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản từ Phòng
    • Văn bản từ Sở
    • Văn bản nhà trường
  • Tài nguyên
    • Thư viện ảnh
    • Video Clip
    • Tài liệu
    • E-Learning
    • Download
  • Hỏi đáp
  • Tra cứu
    • Bằng tốt nghiệp
    • Bảng điểm
    • Thời khóa biểu
  • Liên hệ
  1. Trang chủ

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON: Tuyên truyền về biển, đảo; công tác biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia

Thứ 2, 28/03/2022 | 14:51
Tweet

Việt Nam mảnh đất yêu dấu hình chữ S của chúng ta, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương...

Việt Nam mảnh đất yêu dấu hình chữ S của chúng ta, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3.260km, biên giới đất liền dài 4 510km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình)
“Biển trời của chúng ta, đảo gọi ngàn tiếng ca
Từng ngày con sóng vỗ, một màu xanh bao la
Biển trời biết mấy yêu thương, đảo là gấm vóc quê hương
Ngàn năm cha ông mở cõi, giờ đây ta quyết giữ gìn”
Như lời bài hát đã viết biển, đảo chính là gấm vóc quê hương là phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc. Tình yêu dành cho biển đảo quê hương hẳn đã thấm nhuần trong huyết quản của mỗi người dân sống trên mảnh đất hình chứ S. Biết bao thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để giữ gìn từng thước đất chủ quyền của Tổ quốc. Truyền thống tốt đẹp ấy cần được thế hệ trẻ chúng ta giữ gìn, trân trọng và phát huy. Bạn có biết không? 
Nước ta có đường bờ biển dài 3260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với 29/64 tỉnh, thành phố giáp biển với số dân chếm 1/2 dân số cả nước. Ngoài ra, vùng biển của nước ta tiếp giáp với 8 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Brunei, In-đô-nê-xi-a, Campuchia, Singapore. Bề rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Và có trên 4000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ gần bờ và xa bờ chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan và 12 huyện đảo thuộc 9 tỉnh. Đặc biệt, có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng lịch sử, khoa học và pháp lí để chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của nước Việt Nam. Vùng biển rộng lớn ấy chứa đựng nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng, với trữ lượng quy mô lớn, cho phép phát triển nhiều nên kinh tế biển quan trọng. Ví dụ như:
-    Khai thác, đánh bắt hải sản
-    Khai thác dầu khí
-    Dải ven biển là con đường huyết mạch, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo
-    Nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực và thế giới 
Song song với bảo vệ chủ quyền Biển đảo, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia cũng là một nội dung đặc biệt quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đối với mọi quốc gia, lãnh thổ quốc gia luôn đóng vai trò là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, có giá trị thiêng liêng và bất biến. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn có những đường lối đối ngoại, ngoại giao xuất sắc, vì vậy, có thể nói những thành tựu về việc giải quyết các vấn dề biên giới lãnh thổ Việt Nam mang ý nghĩa lịch sử. Cụ thể như sau:
Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới.
Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (chỉ còn khoảng 16% đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chưa được phân giới, cắm mốc). Đây là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Phối hợp quản lý tốt biên giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Ngay sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc trên thực địa, ta và các nước láng giềng đã ký kết các văn kiện pháp lý và thỏa thuận có liên quan về quản lý biên giới trên đất liền phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế song phương phối hợp quản lý biên giới.
Với nỗ lực chung của Việt Nam và các nước láng giềng, tình hình biên giới trên đất liền được duy trì cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý cơ bản ổn thỏa; việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc 16% còn lại với Campuchia đang được tích cực thúc đẩy. Giao lưu, hợp tác kinh tế - thương mại tại khu vực biên giới không ngừng được mở rộng, phát triển; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới được tích cực thúc đẩy. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, ta đã triển khai hiệu quả các cơ chế phối hợp phòng chống dịch bệnh tại khu vực biên giới, thúc đẩy duy trì hoạt động xuất hàng hóa.
Những kết quả quan trọng này đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Chính vì sở hữu vị trí “đắc địa” như vậy, việc giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển luôn là trọng trách hàng đầu. Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Là học sinh, chúng ta không thể đứng trên đầu sóng, ngọn gió nơi cực Đông của Tổ quốc để bảo vệ chủ quyền dân tộc, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể rèn luyện, học tập chăm chỉ, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân gương mẫu, đóng góp và công cuộc xây dựng, đổi mới để đưa Đất nước ta ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tin tức mới
Trường Tiểu học Nhật Tân tích cực tham gia cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022”

Trường Tiểu học Nhật Tân tích cực tham gia cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022”

Trường Tiểu học Nhật Tân giới thiệu đội ngũ giáo viên khối 3 năm học 2022-2023!

Trường Tiểu học Nhật Tân giới thiệu đội ngũ giáo viên khối 3 năm học 2022-2023!

Vắc xin - “lá chắn” bảo vệ trẻ em trước Covid-19!

Vắc xin - “lá chắn” bảo vệ trẻ em trước Covid-19!

Cán bộ, giáo viên trường Mầm non Tứ Liên tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề "VĂN HOÁ TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY GIÁO VIÊN NỖ LỰC LÀM VIỆC"

Cán bộ, giáo viên trường Mầm non Tứ Liên tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề "VĂN HOÁ TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY GIÁO VIÊN NỖ LỰC LÀM VIỆC"

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIÊM BỔ SUNG MŨI 3, MŨI 4 VẮCXIN PHÒNG COVID-19

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TIÊM BỔ SUNG MŨI 3, MŨI 4 VẮCXIN PHÒNG COVID-19

TIỂU HỌC NHẬT TÂN THAM GIA BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC.

TIỂU HỌC NHẬT TÂN THAM GIA BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC: VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, HỌC LIỆU SỐ VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TRONG DẠY HỌC, GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC.

Tin tức đọc nhiều
Mẫu sổ kiểm thực 3 bước

Mẫu sổ kiểm thực 3 bước

Bồi dưỡng chính trị hè 2018

Bồi dưỡng chính trị hè 2018

Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và  lớp 6 năm học 2018 - 2019

Hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2018 - 2019

Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS  năm học 2017 - 2018

Hướng dẫn xét tốt nghiệp THCS năm học 2017 - 2018

Lịch Nghỉ ngày giỗ tổ

Lịch Nghỉ ngày giỗ tổ

Giao lưu bóng đá cùng Sở GD&ĐT năm 2018

Giao lưu bóng đá cùng Sở GD&ĐT năm 2018

Thống kê
Hôm nay : 27
TRƯỜNG THCS XUÂN LA
Địa chỉ : Phường Xuân La- Tây Hồ
Email : c2xl@tayho.edu.vn
Điện thoại : 02438362086
Hỗ trợ & phát triển bởi Viettel EduPortal
Ghi rõ nguồn thcsxuanlatayho.edu.vn khi trích thông tin từ website này
Back to top